Categories
Tin Tức Thị Trường

Phú Quốc – thành phố “thiên đường du lịch” đẳng cấp quốc tế 1

Ngày 9/12/2020, tại Phiên họp thứ 51, Ủy ban Thường vụ Quốc đã phê duyệt quyết định thành lập TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Theo quy hoạch đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã xác định, Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái đảo; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ của vùng, cả nước, khu vực và quốc tế.

Thành phố Phú Quốc – thành phố “thiên đường du lịch” đẳng cấp quốc tế

Phú Quốc
Thành phố Phú Quốc – thành phố thiên đường du lịch đẳng cấp quốc tế.

Huyện đảo được mệnh danh là Đảo Ngọc – thiên đường du lịch, hòn ngọc quý của Việt Nam, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ nằm trên vùng biển Tây – Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan và Malaysia; cách TP. Hà Tiên khoảng 45 km, cách TP. Rạch Giá khoảng 120 km luôn là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Đỗ Thanh Bình khẳng định “Tập trung xây dựng phát triển thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế”

Theo ông Bình, để Phú Quốc sớm trở thành “Trung tâm Du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế” và đầu tàu kinh tế trên vùng biển Tây theo định hướng của Trung ương, tới đây, Kiên Giang sẽ xúc tiến cùng với các bộ ngành phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư thông thoáng, đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn có năng lực đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của Phú Quốc, nhất là về phát triển du lịch dịch vụ. Trong đó, vừa đầu tư cho du lịch, vừa đầu tư phát triển nuôi biển, chế biến và đánh bắt hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá…

Quyết định thành lập Thành phố Phú Quốc.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Kiên Giang, năm 2019, tổng giá trị sản xuất đạt 56.547 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng chiếm 40,41%; thương mại – dịch vụ chiếm 51,90%; tổng thu ngân sách đạt hơn 5.257 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện hiện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340.000 tỷ đồng; trong đó có 47 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư khoảng 13.504 tỷ đồng.

Trong những năm qua, Phú Quốc được biết đến là trung tâm du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực, quốc tế với các khu du lịch hiện đại, thân thiện, an toàn; có các dịch vụ, giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, triển lãm – hội nghị quốc tế lớn như Vinpearl Land, Vinpearl Safari, cáp treo An Thới – Hòn Thơm, Casino Phú Quốc, InterContinental Phú Quốc, ReGent Phú Quốc, Park Hyatt Phú Quốc, Pullman Phú Quốc JW Marriott Phú Quốc, Emerald Bay… Nhờ đó, năm 2018, Phú Quốc đón 2,55 triệu lượt khách du lịch, năm 2019 đạt hơn 3 triệu lượt, chiếm khoảng 60% lượng khách du lịch của tỉnh Kiên Giang.

Các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đã làm tăng nhanh dân số cơ học trên địa bàn, điều này làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội cần tập trung giải quyết như quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước, nhà ở xã hội; quản lý về kinh tế – xã hội, an ninh trật tự và các tệ nạn xã hội.

Thành phố Phú Quốc – Kỳ vọng thành đầu tàu kinh tế vùng biển Tây

Trong tương lai không xa, Thành phố biển Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ là Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế theo định hướng của Trung ương, mà còn là Trung tâm Kinh tế biển trên vùng biển Tây.

Thành phố Phú Quốc – Kỳ vọng thành đầu tàu kinh tế vùng biển Tây

Phú Quốc đã có những bước chuyển mình này không chỉ là sự thay đổi danh xưng hành chính mà là phát pháo hiệu khởi đầu cho hành trình khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù của Đảo Ngọc, được bạn bè quốc tế đánh giá và bình chọn là thiên đường nghỉ dưỡng và hơn thế nữa… Bởi lâu nay, với vị thế địa lý độc đáo, nằm giữa vùng biển Tây giàu có hải sản, có nguồn nước ngọt dồi dào và nhiều đặc sản nổi tiếng, như nước mắm, hồ tiêu, sim…

Phú Quốc luôn có mặt trong top 10 bãi biển đẹp thế giới được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển nguyên sơ, đẹp nổi tiếng chạy dọc theo những cánh rừng nguyên. Nhưng do chiếc áo cơ chế dành cho địa phương cấp huyện khá chật trước nhu cầu phát triển, nên ngoại trừ vài tập đoàn lớn đầu tư được nhiều công trình ấn tượng, Phú Quốc chưa đánh thức được hết tiềm năng… Thậm chí, có lúc còn làm vướng vấp không đáng có bước chân nhiều nhà đầu tư.

Do vậy, sự kiện Phú Quốc lên thành phố đã mang lại cho nhiều doanh nghiệp niềm vui lớn. Đó là niềm vui trút được gánh nặng về sự chật chội…

“Phú Quốc sẽ khoác lên mình chiếc áo mới, vừa vặn cho những cuộc bức phá về đầu tư. Nhất là sẽ tạo ra sự thay da đổi thịt trong lĩnh vực đất đai, cơ sở hạ tầng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài”

Categories
Tin Tức Thị Trường

Thành phố Phú Quốc chính thức được phê duyệt ngày 09/12/2020

Với sự ủng hộ của 100% Ủy viên có mặt trong buổi họp, Ủy Ban thường vụ Quốc Hội thông qua nghị quyết về việc thành lập Thành phố Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/3/2021.

Phân bổ đơn vị hành chính sau khi lên Thành phố.

Thành phố Phú Quốc cũng thành lập 2 phường là Dương Đông và An Thới trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên với dân số lần lượt là 60.415 người và 37.485 người. Ngoài ra xã Hòn Thơm với dân số 4.610 người cũng được sát nhập vào phường An Thới. Như vậy quy mô dân số của phường An Thới sau khi Phú Quốc lên Thành phố sẽ là 42.095 người. Sau khi thành lập các phường này, Tp. Phú Quốc sẽ bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã: P.Dương Đông, P. An Thới, cùng với 7 xã là Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, và Thổ Châu. Ngoài ra các cơ quan như TAND, VKSND cũng được thành lập.

Sau khi thành lập TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ có 15 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, trong đó có 3 thành phố (Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc), 12 huyện với 144 đơn vị hành chính cấp xã (116 xã, 18 phường, 10 thị trấn).

phú quốc
Một góc du lịch biển đảo thành phố phú quốc

Tiềm năng của Thành phố Phú Quốc

Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Việt Nam, tiếp giáp với các nước: Campuchia, Thái Lan. Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ. Vùng biển Phú Quốc có các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển ngành đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển phục vụ du lịch.

Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới là 2 đô thị của huyện Phú Quốc. Thị trấn Dương Đông có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của huyện Phú Quốc; thị trấn An Thới là đầu mối giao thông cảng biển quan trọng nhất của huyện Phú Quốc.

Chính phủ nhận thấy rằng, quá trình phát triển của huyện Phú Quốc đã phát sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết. Vì vậy, thành lập TP Phú Quốc và các phường thuộc TP Phú Quốc nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý trên địa bàn đang có tốc độ đô thị hóa cao.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng của Phú Quốc, Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09-11-2005. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của huyện Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định. Trên địa bàn huyện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340 ngàn tỉ đồng. Riêng năm 2019, Phú Quốc đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Cùng với phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư với quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ, từng bước hình thành không gian đô thị trên địa bàn, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II vào năm 2014.

Cáp treo An Thới và phường An Thới nhìn từ xa

“Trong những năm qua, kinh tế – xã hội của các thị trấn đã có bước phát triển nhanh và ổn định. Trên địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và dự án lớn đã tạo sự chuyển biến trong quá trình phát triển đô thị và từng bước hình thành lối sống đô thị trong nhân dân. Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới đã được đánh giá đạt 12/12 tiêu chuẩn trình độ phát triển hạ tầng để thành lập phường thuộc TP Phú Quốc” – ông Lê Vĩnh Tân nói.

Trước đó, thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc và 2 phường trực thuộc, UB Pháp luật của Quốc hội nêu băn khoăn, thành phố có 2 phường nhưng 2 phường này lại không liền kề, tiếp giáp nhau làm cho khu vực nội thị của thành phố có tính cắt khúc, ảnh hưởng đến tính thống nhất, liên thông, đồng bộ của hạ tầng kinh tế – kỹ thuật, dân cư, gây khó khăn cho công tác quản lý đô thị.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang và các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch, chương trình phát triển đô thị trên địa bàn để có phương án đẩy mạnh đầu tư, phát triển đô thị đối với một số xã để nối liền khu vực nội thị của thành phố.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng nêu vấn đề, huyện đảo có tới 50,22% diện tích rừng và Vườn quốc gia chiếm tổng cộng 61,5% diện tích, là nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức quan trọng của và cả nước. Việc thành lập thành phố Phú Quốc, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thu hút mạnh đầu tư sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến môi trường trên địa bàn.

Từ đó, UB Pháp luật đã đề nghị tỉnh Kiên Giang giải trình, làm rõ thêm mức độ ảnh hưởng của việc phát triển đô thị đến việc bảo tồn diện tích rừng và phương án, kế hoạch đầu tư xây dựng, sử dụng và bảo vệ diện tích rừng và Vườn quốc gia Phú Quốc cũng như có phương hướng, giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với môi trường và định hướng phát triển bền vững, đồng bộ của huyện đảo.

Categories
Tin Tức Thị Trường

Tọa đàm đầu tư Bất động sản Phú Quốc 2021 – Sóng lớn đổ về đâu khi Phú Quốc lên Thành phố?

Mới đây thông tin Phú Quốc được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập Thành phố Phú Quốc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Bất động sản.

Vậy Bất động sản Phú Quốc sẽ có những thay đổi gì, định hướng của các nhà đầu tư như thế nào, liệu có những đợt sóng lớn trong thời gian tới, xu hướng đầu tư trước vận hội lịch sử này là gì, đâu sẽ là lợi thế khi giới thiệu về Thành Phố biển đảo đầu tiên,…? Ai cũng chúc mừng Phú Quốc lên Thành Phố, nhưng liệu chúng ta đã hiểu Thành phố Phú Quốc sẽ khác gì ngày xưa ?

Trước thời khắc mang tính bước ngoặt này, Phú Quốc cần nhiều sự trao đổi, thảo luận, trau dồi, nhiều cái đầu lạnh và nhiều trái tim nóng để nhanh chóng lựa chọn những lối đi đúng đắn và hiệu quả, xứng tầm với vị thế của một Thành Phố Đảo mang trong mình trọng trách trở thành điểm đến hàng đầu khu vực!

Tọa đàm “Đầu tư bất động sản thành phố Phú Quốc 2021: Giao điểm vận hội & văn hóa bản địa”

Tọa đàm đầu tư Bất động sản Phú Quốc 2021 – Sóng lớn đổ về đâu khi Phú Quốc lên Thành phố

Nhằm phân tích cụ thể các phương án đầu tư, kinh doanh trước vận hội mới của Phú Quốc. Vào ngày 19.12 tới đây, buổi Tọa đàm “Đầu tư bất động sản thành phố Phú Quốc 2021: Giao điểm vận hội & văn hóa bản địa” sẽ được tổ chức bởi Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (VREC) với sự góp mặt của các chuyên gia kinh tế lão luyện và có nhiều năm nghiên cứu về thị trường BĐS Phú Quốc:

– Ông Nguyễn Trí Hiếu – Tiến sĩ Kinh tế

– Ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) – Phó Chủ Tịch CLB BĐS Việt Nam

– Bà Hoàng Thị Thu Hương – Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Hạ Tầng Đô Thị

– Bà Hồ Kim Liên – Chủ tịch hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam

– Nhà báo Trương Anh Ngọc

– Hoa Hậu Đỗ Mỹ Linh – Đại sứ thương hiệu dự án The Residence Phú Quốc.

Năm 2021, Phú Quốc sẽ trở thành đơn vị hành chính sánh ngang cùng các thủ phủ du lịch trong khu vực, mở ra cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho giới đầu tư.

Phú Quốc mang theo hành trang gì khi khoác lên mình chiếc áo mới “Thành phố biển đảo”?

Phú Quốc có diện tích tự nhiên khoảng 600km2 tương đương với quốc đảo Singapore và sở hữu hệ thống cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Truyền thông quốc tế đánh giá hòn đảo xinh đẹp này là “định nghĩa về thiên đường” với bãi biển cát trắng, làn nước xanh biếc và những rặng dừa trải được công nhận ở tầm vóc Khu dự trữ sinh quyền thế giới.

Hành trang cho thành phố Phú Quốc

Điều đặc biệt là “thiên đường” này chỉ cách thủ đô các quốc gia ASEAN 2 giờ bay và nằm trên trục vận tải biển nối liền những trung tâm du lịch quan trọng của Singapore, Thái Lan và Đông Bắc Á, tiếp cận trực tiếp với thị trường tỷ dân đầy tiềm năng. Đó là lí do vì sao trước đại dịch, tỷ lệ tăng trưởng của Phú Quốc từ năm 2015 đến năm 2018 lên tới 141%, trong khi thủ phủ du lịch Đà Nẵng chỉ dừng ở mức 65%. Ngay cả trong thời điểm khó khăn của ngành du lịch, Phú Quốc cũng là địa phương lấy lại đà tăng trưởng nhanh nhất khi đón khoảng 2,9 triệu lượt khách chỉ trong 10 tháng đầu năm 2020.

Không chỉ thiên nhiên mà các nhà chính sách và giới đầu tư cũng đặc biệt ưu ái Phú Quốc, các nhà đầu tư, nhà phát triển Bất động sản lớn tại Việt Nam đều đang hiện diện và đầu tư tại Phú Quốc. Đảo Ngọc ngày nay sở hữu sân bay quốc tế, hệ thống cáp treo hiện đại, Casino đầu tiên cho người Việt chơi, Khu vui chơi giải công viên nước lớn nhất Đông Nam Á – VinWonder, Sở thứ bán hoang dã lớn nhất Đông Nam Á – Vinpearl Safari, đường giao thông thuận tiện, khu nghỉ dưỡng giải trí đẳng cấp… không thua kém các thành phố du lịch hàng đầu khu vực.

Chừng đó lợi thế đủ thấy Phú Quốc sở hữu tiềm năng phát triển hấp dẫn đến thế nào. Đặc biệt, khi cộng hưởng cùng cơ chế hành chính mới thông thoáng hơn, thị trường BĐS Phú Quốc sẽ có được động lực mạnh mẽ để bứt tốc.

Hướng đi cho Bất động sản Phú Quốc tương lai

Theo Nghị quyết mới được thông qua, thành phố Phú Quốc sau khi thành lập sẽ có 2 đơn vị cấp phường là Dương Đông và An Thới. Dự kiến đến năm 2030, thành phố trẻ này sẽ thu hút thêm 180.000 dân di cư từ đất liền ra đảo, phần lớn trong số đó lực lượng nhân sự chất lượng cao, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Phú Quốc. Con số này được kì vọng sẽ còn tăng cao hơn nữa do Phú Quốc đang là 1 trong những địa phương miễn thị thực cho người nước ngoài với thời hạn tạm trú lên tới 30 ngày và cấp thẻ tạm trú đến 10 năm cho những nhà đầu tư ngoại có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên. Đây là cơ sở để dự đoán bất động sản lưu trú dài hạn sẽ là “gà đẻ trứng vàng” khi Phú Quốc thăng hạng lên thành phố.

Hướng đi cho Bất động sản Phú Quốc tương lai

Đồng thời, các chuyên gia cũng đang dồn sự chú ý đến những mô hình kinh doanh bền vững gắn liền với văn hóa bản địa. Minh chứng từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… cho thấy giá trị văn hóa bản địa khi được kết hợp khéo léo trong không gian đẳng cấp sẽ tạo thành một chỉnh thể hoàn hảo, nguồn lợi bền vững cho chủ nhân tại các thành phố du lịch.

Tiêu biểu như tại phố cổ Insadong, Seoul, Hàn Quốc. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với các mặt hàng thủ công như gốm sứ cao cấp, đất nung, hanbok, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian,… Dọc phố có tới gần 100 phòng trưng bày giúp du khách khám phá nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống xứ Kim Chi. Nhờ vậy, Insadong trở thành điểm “check-in” được yêu thích hàng đầu tại Hàn Quốc, nơi du khách vừa khám phá giá trị văn hóa truyền thống, vừa say sưa “xuống tiền” để thỏa mãn nhu cầu mua sắm, giải trí.

Khi hàng triệu du khách đổ đến Phú Quốc, Thành phố này cũng cần những điểm đến văn hóa đặc sắc như vậy để níu chân du khách và tạo ra sự khác biệt, đây cũng là cơ hội vàng giúp các nhà đầu tư nhanh nhạy xây dựng thương hiệu riêng và thu về nguồn lợi khổng lồ bền vững.

Buổi tọa đàm không chỉ là cơ hội để lắng nghe phân tích từ các chuyên gia mà còn là dịp để các nhà đầu tư cùng gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nhận định kinh doanh – đầu tư tại Đảo Ngọc.

Categories
Tin Tức Thị Trường

Phú Quốc chính thức là Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam 1

Với sự ủng hộ của 100% Ủy viên có mặt trong buổi họp, Ủy Ban thường vụ Quốc Hội thông qua nghị quyết về việc thành lập Thành phố Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/3/2021.

1.Phân bổ đơn vị hành chính sau khi lên Thành phố

Thành phố Phú Quốc cũng thành lập 2 phường là Dương Đông và An Thới trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên với dân số lần lượt là 60.415 người và 37.485 người. Ngoài ra xã Hòn Thơm với dân số 4.610 người cũng được sát nhập vào phường An Thới. Như vậy quy mô dân số của phường An Thới sau khi Phú Quốc lên Thành phố sẽ là 42.095 người. Sau khi thành lập các phường này, Thành phố Phú Quốc sẽ bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã: Phường Dương Đông, Phường An Thới, cùng với 7 xã là Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn và Thổ Châu. Ngoài ra các cơ quan như TAND, VKSND cũng được thành lập.

Sau khi thành lập Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ có 15 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, trong đó có 3 thành phố (Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc), 12 huyện với 144 đơn vị hành chính cấp xã (116 xã, 18 phường, 10 thị trấn)

Một góc du lịch biển đảo thành phố phú quốc

2.Tiềm năng của Thành phố Phú Quốc

Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Việt Nam, tiếp giáp với các nước: Campuchia, Thái Lan. Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ. Vùng biển Phú Quốc có các ngư trường giàu tiềm năng, vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển ngành đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển phục vụ du lịch.

Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới là 2 đô thị của huyện Phú Quốc. Thị trấn Dương Đông có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của huyện Phú Quốc. Thị trấn An Thới là đầu mối giao thông cảng biển quan trọng nhất của huyện Phú Quốc.

Chính phủ nhận thấy rằng, quá trình phát triển của huyện Phú Quốc đã phát sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết. Vì vậy, thành lập Thành phố Phú Quốc và các phường thuộc Thành phố Phú Quốc nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý trên địa bàn đang có tốc độ đô thị hóa cao.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng của Phú Quốc, Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09-11-2005. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của huyện Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định. Trên địa bàn huyện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340 ngàn tỉ đồng. Riêng năm 2019, Phú Quốc đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Cùng với phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư với quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ, từng bước hình thành không gian đô thị trên địa bàn. Phú Quốc được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II vào năm 2014.

 

Cáp treo An Thới và phường An Thới nhìn từ xa

Trước đó, thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc và 2 phường trực thuộc, UB Pháp luật của Quốc hội nêu băn khoăn, thành phố Phú Quốc có 2 phường nhưng 2 phường này lại không liền kề, tiếp giáp nhau làm cho khu vực nội thị của thành phố có tính cắt khúc, ảnh hưởng đến tính thống nhất, liên thông, đồng bộ của hạ tầng kinh tế – kỹ thuật, dân cư, gây khó khăn cho công tác quản lý đô thị.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang và các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch, chương trình phát triển đô thị trên địa bàn để có phương án đẩy mạnh đầu tư, phát triển đô thị đối với một số xã để nối liền khu vực nội thị của thành phố.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng nêu vấn đề, huyện đảo Phú Quốc có tới 50,22% diện tích rừng và Vườn quốc gia Phú Quốc chiếm tổng cộng 61,5% diện tích, là nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức quan trọng của Phú Quốc và cả nước. Việc thành lập thành phố Phú Quốc, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thu hút mạnh đầu tư sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến môi trường trên địa bàn.

Từ đó, UB Pháp luật đã đề nghị tỉnh Kiên Giang giải trình, làm rõ thêm mức độ ảnh hưởng của việc phát triển đô thị đến việc bảo tồn diện tích rừng và phương án, kế hoạch đầu tư xây dựng, sử dụng và bảo vệ diện tích rừng và Vườn quốc gia Phú Quốc cũng như có phương hướng, giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với môi trường và định hướng phát triển bền vững, đồng bộ của huyện đảo.